Bài 5: CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
I> Thứ tự các mức năng lượng nguyên tử:
- Từ trong ra ngoài, mức năng lượng của các lớp tăng theo thứ tự từ 1 -> 7 và năng lượng của phân lớp tăng theo thứ tự s, p, d, f.
II> Cấu hình electron nguyên tử:
- Biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.
Quy ước cách viết cấu hình electron nguyên tử:
+ Số thứ tự được ghi bằng chữ số (1, 2, 3,...).
+ Phân lớp được ghi bằng các chữ cái thường (s, p, d, f).
+ Số electron trong 1 phân lớp được ghi bằng số ở phía trên bên phải của phân lớp (s2 , p6, d10, f14 )
CÁCH VIẾT CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ GỒM CÁC BƯỚC SAU:
Bước 1: Xác định electron nguyên tử.
Bước 2: Các electron được phân bố lần lượt vào các phân lớp theo chiều tăng của năng lượng trong nguyên tử và tuân theo nguyên tắc sau:
- Phân lớp s chứa tối đa 2 electron.
- Phân lớp p chứa tối đa 6 electron.
- Phân lớp d chứa tối đa 10 electron.
- Phân lớp f chứa tối đa 14 electron.
*(Hình ảnh trên là mẹo để viết các cấu hình electron,thay vì học thuộc các phân lớp như câu thần chú thì đây chính là cách dễ nhớ nhất và an toàn nhất khi phải viết nhiều cấu hình có số electron lớn )*
Thí dụ:
-Nguyên tử H, Z = 1, có 1 electron. Cấu hình electron của nguyên tử H được viết: 1s1
-Nguyên tử Cl, Z = 17, có 17 electron. Cấu hình electron của nguyên tử Cl được viết: 1s22s22p63s23p5
-Nguyên tử Fe, Z = 26, có 26 electron. Cấu hình electron của nguyên tử Fe được viết: 1s22s22p63s23p64s23d6
Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng:
- Đối với nguyên tử của tất cả các nguyên tố, lớp electron ngoài cùng có nhiều nhất là 8 electron.
- Các nguyên tử có 8 electron ở lớp electrong ngoài cùng (ns2np6) và nguyên tử Heli không tham gia vào các phản ứng hóa học vì cấu hình electron của các nguyên tử này rất bên (trừ 1 số điều kiện đặc biệt). Đó là khí hiếm và trong tự nhiên, phân tử khí hiếm chỉ có 1 nguyên tử.
- Các nguyên tử có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng: cho đi e thường là nguyên tử của nguyên tố kim loại ( trừ H, He và B).
- Các nguyên tử có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng: nhận lại e thường là nguyên tử của nguyên tố phi kim.
- Các nguyên tử 4 electron ngoài cùng có thể là nguyên tử của nguyên tố phi kim hoặc kim loại. ( xem trong bảng tuần hoàn hóa học ).
2 nhận xét:
hay
Cám ơn rất hay ạ
Đăng nhận xét